The Melancholic Princess/Sonee hay còn được biết đến tại Việt Nam dưới cái tên Bức tranh tử thần Paskipaint đề cập đến một truyền thuyết đô thị lưu truyền trên mạng Internet về bức tranh của một cô gái. Mặc dù câu chuyện xung quanh bức tranh này có nhiều biến thể khác nhau, nhưng có 2 phiên bản phổ biến nhất:
Một cô gái người Nhật Bản sau khi vẽ bức tranh chân dung của chính mình và đăng tải lên mạng đã tự sát. Linh hồn cô nhập vào bức tranh, và ám lên những ai nhìn vào bức tranh quá lâu, dần dần biến đổi rồi đưa họ tới cái chết.
Bức tranh được vẽ bởi 1 họa sỹ người Pakistan. Người vợ của họa sỹ này do phát hiện chồng mình ngoại tình đã tự tử, điều này khiến ông quá đau buồn và hối hận, đóng cửa trong nhà 1 tháng để hoàn thành bức vẽ vợ mình. Đến khi hoàn thành, ông cũng qua đời vì kiệt sức. Vẻ đẹp huyền bí và đầy ám ảnh của đôi mắt người vợ trong bức tranh khiến cho người xem phát điên và chết.
Bức tranh có tên The Melancholic Princess (Công chúa Melancholic) thực chất là 1 nhân vật tên là Công chúa Ruu từ 1 tác phẩm có tựa đề Tellurian Sky.
Bức tranh này được vẽ bởi Robert Chang. Cô gái trong bức vẽ là Công chúa Ruu, nhân vật chính trong 1 tác phẩm của anh có tên Tellurian Sky. Vào ngày 18/2/2002, bức ảnh xuất hiện trên trang Epilogue, được đăng bởi một người dùng tên là lunatique. Ở đó, lunatique đã viết:
This one was done 50% in Photoshop 6 and 50% in Painter 7. I’ve developed the strange habit of keeping both open and switching back and forth between them as I see necessary. I know many people think her neck is too thin, but I was going for an idealized reality–one that bends to my personal preference. I love long/slender necks.
I switched out the old version with the jewelry, since I prefer this version withtout the jewelry more.
Sự lan truyền
Nguồn gốc của truyền thuyết xoay quanh bức tranh này không rõ được bắt đầu từ đâu tuy nhiên vào ngày 31/5/2006, Robert Chang đã đăng 1 bài viết trên trang blog cá nhân nói rằng anh thường xuyên nhận được những email đề cập tới truyền thuyết này và nghi ngờ nó xuất hiện và lan truyền từ Trung Quốc bởi email đầu tiên anh nhận được là từ quốc gia này cách đó vài năm. Trong bài đăng này, anh cũng nhắc tới 1 đường link trong đó gọi bức tranh là “The Ring in picture form” (The Ring dưới dạng 1 bức tranh). Ngày 11/6/2006, YouTuber sonee đã đăng 1 video khẳng định rằng khi 1 ai đó nhìn chằm chằm vào bức tranh này trong vòng 5 phút, họ sẽ bắt đầu thấy bức tranh có những sự thay đổi đáng sợ. Video này thu hút hơn 8.6 triệu lượt xem sau 13 năm.
Ngày 12/11/2010, tờ New York Times đã đăng tải 1 bài viết nói về creepypasta với tiêu đề Bored at Work? Try Creepypasta, or Web Scares và sử dụng video này như tấm ảnh bìa. Trước đó, ngày 17/5/2010, kênh Youtube tye tygon đăng tải 1 video chỉnh sửa khiến cho bức tranh này giống như đang thực sự thay đổi khi người xem nhìn chằm chằm vào nó. Video này thu hút hơn 900 nghìn người xem sau 9 năm.
Leave a Reply