Thử Thách Cá Voi Xanh là gì?
Thử Thách Cá Voi Xanh (Blue Whale Challenge) là 1 câu chuyện truyền thuyết đô thị trên Internet về 1 trò chơi trực tuyến, trong đó những người tham gia sẽ cùng thực hiện những yêu cầu từ người quản trò, kéo dài trong 50 ngày. Các nhiệm vụ này thường bắt đầu từ đơn giản rồi dần phức tạp lên qua từng ngày với nhiều yêu cầu tự gây hại lên bản thân. Vào ngày cuối cùng, những người tham gia trò chơi sẽ nhận nhiệm vụ tự sát để chiến thắng. Nhiệm vụ này được gọi với cái tên “Trò chuyện với cá voi xanh” và yêu cầu người thực hiện nhảy xuống từ 1 tòa nhà cao tầng.
Tên gọi của trò chơi này được cho là xuất phát từ hành vi tự sát của những con cá voi xanh khi lao lên bãi biển để tự kết thúc cuộc đời mình. Hơn 100 vụ tự tử ở lứa tuổi thiếu niên được cho là có liên quan tới trò chơi này, tuy nhiên không có bằng chứng xác thực nào được tìm thấy.
Nguồn gốc
Vào năm 2013, 1 phiên bản đầu tiên của trò chơi được cho là xuất hiện từ mạng xã hội Nga VK (*). Ngày 17/5/2016, trang tin tức RT của Nga đăng tin báo cáo rằng những nhóm thành viên bí mật trên VK có liên quan tới 130 vụ tự tử tại Nga (*).
Sự lan truyền
Ngày 16/11/2016, trang tin tức RBTH của Nga đăng tin về việc cảnh sát Nga đã bắt giữ quản trị viên 1 nhóm VK với lý do xúi giục trẻ vị thành niên tự tử (*).
Ngày 21/2/2017, trang tin RadioFreeEurope đăng bài báo trong đó cho rằng trò chơi tự sát Cá Voi Xanh đang dần trở thành 1 hiện tượng đáng lo ngại tại Nga và các nước Trung Á (*). Ngày 27/2/2017, tờ Daily Mirror cho biết cảnh sát đang điều tra cái chết của 1 thanh thiếu niên người Nga mang tên Yulia Konstantinova và Veronika Volkova, những người bị nghi ngờ đã tự tử sau khi tham gia 1 hội nhóm bí ẩn trên mạng xã hội (*). Cùng ngày, trang Snopes đã đăng bài báo cho biết thông tin 130 vụ tự tử ở Nga có liên quan đến Thử thách Cá Voi Xanh là chưa xác thực (*).
Ngày 6/3/2017, người dùng u/-WATAFAK- tải lên subreddit r/morbidquestions câu hỏi về danh sách 50 thử thách trong trò chơi này và nhận được câu trả lời từ 1 người dùng khác (*).
Ngày 1/8/2017, kênh Youtube Aaj Tak đăng tải video về vụ việc 1 thiếu niên 14 tuổi ở Mumbai tự tử sau khi chơi trò chơi này. Video này đạt hơn 2.2 triệu lượt xem trong 3 năm.
Philipp Budeikin
Ngày 19/7/2017, Budekin bị kết án 3 năm 4 tháng tù giam bởi Tòa án Tobolsk, Siberia. Tại phiên tòa, anh thú nhận mình bị chứng rối loạn lưỡng cực dẫn đến những hành động trái pháp luật, tuy nhiên điều này bị Tòa án chứng minh là không có thật.
Iliya Sidorov
Ngày 8/6/2017, cảnh sát Nga đã bắt giữ Ilya Sidorov, 26 tuổi, người bị nghi ngờ là 1 quản trị viên trong trò chơi Cá Voi Xanh. Theo giới chức trách Nga, Sidorov thú nhận mình đã tham gia trò chơi tự sát trên mạng xã hội và có liên quan tới cái chết của 1 cô gái 13 tuổi. Sự việc này được đăng tải bởi nhiều trang báo lớn như Telegraph (*), DailyMail (*),…
Những vụ việc liên quan ở Mỹ
Ngày 19/5/2017, sở cảnh sát Miami tải lên 1 video về thử thách này trên trang Facebook chính thức, thu hút hơn 480 nghìn lượt xem và 11.5 nghìn lượt chia sẻ trong 2 tháng. Tuy nhiên, rất nhiều người hoài nghi về tính xác thực của nó (*).
In this Social Media 101 installment, we address a new sinister game or challenge that is starting to trend on social media and our schools. This challenge encourages young teens to commit suicide. Please watch the video and share with all your friends and family.
Người đăng: Miami Police Department vào Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017
Vào ngày 8/7/2017, Isaiah Gonzales, 15 tuổi, được tìm thấy đã chết trong tủ quần áo tại nhà riêng ở San Antonio, Texas. Chiếc điện thoại di động của cậu được tìm thấy gần đó, và đã phát trực tiếp vụ tự sát này lên mạng xã hội. Ngày 10/7/2017, trạm thông tin của San Antonio đã đăng bài viết về cái chết của Gonzales và lưu ý rằng gia đình cậu nghi ngờ cạu đã tham gia Thử thách Cá Voi Xanh sau khi tìm thấy những bức ảnh tự làm hại bản thân của cậu gửi cho bạn bè.
Cùng ngày, CBS North Carolina đã phát sóng 1 cuộc phỏng vấn với 1 gia đình chia sẻ về việc cô con gái mình đã tự sát do trò chơi này.
Những meme liên quan
Thử thách Momo
Momo là biệt danh được đặt cho bức tượng điêu khắc của 1 phụ nữ đáng sợ với mái tóc dài, đôi mắt lồi lớn, miệng rộng và đôi chân chim. Hình ảnh của tác phẩm điêu khắc này được gắn liền với 1 truyền thuyết đô thị liên quan đến 1 số điện thoại WhatsApp gửi những bức hình này nhằm gây khó chịu, ám ảnh cho những người cố gắng liên lạc với nó. Vụ việc này thường được gọi với cái tên Thử Thách Momo hay Trò chơi Momo.
Jonathan Galindo
Jonathan Galindo được biết đến là hình ảnh của 1 người đàn ông có vẻ ngoài giống với 1 con chó. Nhân vật này có nguồn gốc từ mạng xã hội Mexico và được coi như 1 phiên bản mới của thử thách Momo. Nếu được tài khoản này mời kết bạn, nó sẽ gửi tới người đó 1 tin nhắn với đường link có khả năng đánh cắp thông tin địa chỉ IP để khai thác thông tin, địa chỉ của người bấm vào. Tài khoản này sau đó đưa ra 2 lựa chọn: thực hiện Thử thách Cá Voi Xanh hoặc gia đình người được chọn bị ám sát.
#BlueWhale #BlueWhaleChallenge #UrbanLegend #Thuthachcavoixanh #cavoixanh #momo #Jonathangalingo
- Độc Lạ Bình Dương 41%, 96 votes96 votes 41%96 votes - 41% of all votes
- Tin Chuẩn Chưa Anh? 25%, 60 votes60 votes 25%60 votes - 25% of all votes
- It’s Morbin Time 8%, 19 votes19 votes 8%19 votes - 8% of all votes
- Bing Chilling 7%, 17 votes17 votes 7%17 votes - 7% of all votes
- Không Thể Nào Mà Cản Bước Được Ma Gaming 4%, 10 votes10 votes 4%10 votes - 4% of all votes
- Mẹ Biết Mẹ Buồn Đó 4%, 10 votes10 votes 4%10 votes - 4% of all votes
- Văn Mẫu “Tuyên Bố Quyền Miễn Trừ Trách Nhiệm” 3%, 7 votes7 votes 3%7 votes - 3% of all votes
- Ngạo Nghễ 3%, 7 votes7 votes 3%7 votes - 3% of all votes
- Ét O Ét / SOS 3%, 6 votes6 votes 3%6 votes - 3% of all votes
- Chắc Là Không Giòn Đâu 2%, 4 votes4 votes 2%4 votes - 2% of all votes
Leave a Reply