Thử Thách Momo / Momo Challenge là gì?
Momo là biệt danh được đặt cho tác phẩm điêu khắc của 1 người phụ nữ với mái tóc đen dài, đôi mắt lồi lớn, nụ cười rộng cùng cặp chân chim. Hình ảnh của bức tượng này được liên hệ với 1 truyền thuyết đô thị trong đó 1 số điện thoại WhatsApp sẽ gửi những hình ảnh đáng sợ tới bất cứ ai cố gắng liên lạc tới nó, được gọi là Thử Thách Momo hay Trò Chơi Momo. Trò thử thách này được cho là gây nên 1 số vụ tự tự tuy nhiên những thông tin này được coi là vô căn cứ.
Nguồn gốc
Năm 2016, tác phẩm điêu khắc này được tạo ra bởi nghệ sỹ Nhật Bản Keisuke Aiso (Aisawa) từ công ty Link Factory và được trưng bày tại Vanilla Gallery ở Tokyo, Nhật Bản (*). Ngày 25/8/2016, tài khoản Instagram nanaakooo đăng 1 bức hình của tác phẩm này và đạt hơn 11 nghìn lượt thích trong 4 năm (*).
Trong những ngày sau đó, rất nhiều những hình ảnh khác của bức tượng này được đăng tải lên Instagram tại Nhật Bản.
Những hình ảnh này sau đó bắt đầu được liên kết tới 1 truyền thuyết đô thị trên các trang web tiếng Tây Ban Nha, trong đó những người tham gia thử thách sẽ thêm 1 tài khoản lạ trên WhatsApp và nhận được những bức ảnh đáng sợ này.
Sự lan truyền
Ngày 10/7/2018, người dùng u/AlmightySosa00 đăng tải lên r/creepy 1 bức hình của tác phẩm điêu khắc này và đạt hơn 4.7 nghìn points trong 48h (*).
Cùng ngày, kênh Youtube El Deadpool tải lên 1 video trong đó anh nhắn tin tới 1 trong những tài khoản được cho là liên hệ tới truyền thuyết này và nhận được cuộc gọi từ nó. Video này đạt hơn 80 nghìn lượt xem trong 2 năm.
Ngày 12/7/2018, kênh Youtube ReignBot đăng tải 1 video khám phá về hiện tượng này và đạt hơn 2.5 triệu lượt xem trong 2 năm.
Cùng ngày hôm đó, 1 bài đăng được gửi lên subreddit r/OutOfTheLoop nhằm mục đích hỏi về bức ảnh người phụ nữ đáng sợ này (*).
Thử Thách Momo
Ngày 25/7/2018, Thời báo Buenos Aires đăng bài viết báo cáo cảnh sát đang điều tra vụ việc tự tử của 1 bé gái 12 tuổi bị tình nghi liên quan đến “Trò chơi Momo” (*). Phía cảnh sát tuyên bố họ phát hiện các tin nhắn WhatsApp trên điện thoại của cô bé khiến họ tin rằng cô đã tham gia thử thách này và có ý định quay video lại để chứng minh. Ngày 2/8, trang Fox News đã đăng bài về vụ việc này và gọi đây là “Momo Suicide Challenge”, so sánh nó với Thử Thách Cá Voi Xanh. Ngày 8/8, kênh Youtube Repzilla đăng tải 1 video phân tích vụ việc và cách trò thử thách này sử dụng yếu tố tâm lý để giết người.
Sự trở lại vào năm 2019
Ngày 25/2/2019, trang tin The Herald của Scotland đăng tin 1 bà mẹ ở Edinburgh mang tên Lyn Dixon đã thông báo rằng đứa con trai 8 tuổi của bà đã bị xúi giục tự tử bằng dao sau khi nhận được những bức ảnh Momo (*).
Lyn said: “He showed me an image of the face on my phone and said that she had told him to go into the kitchen drawer and take out a knife and put it into his neck.
1 ngày sau đó, tài khoản Twitter @NorthcottSchool ở Hull, Anh đăng tweet thông báo rằng họ phát hiện ra Thử Thách Momo đã xuất hiện trong rất nhiều video trên Youtube Kids, trong đó có các video về tựa game Fortnite và hoạt hình Peppa Pig (*).
Cùng ngày, kênh Youtube Redsilverj đăng tải video về trò thử thách này và thu hút hơn 540 nghìn lượt xem trong 24h.
Trong khi đó, trang Snopes đăng 1 bài viết tìm hiểu về Thử Thách Momo và lưu ý rằng nhiều người coi những tin tức này chỉ là trò lừa bịp hoặc bị cường điệu hóa quá mức bởi giới truyền thông (*).
Phản hồi của Youtube
Cũng trong ngày 26/2/2019, Kim Kadarshian đăng Instagram story về cái video Momo trên Youtube và đề nghị Youtube hành động để ngăn chặn nó.
1 ngày sau đó, The Daily Dot đăng bài về phản ứng của Youtube trong đó họ tuyên bố sẽ chặn những video liên quan đến những bằng chứng hay cổ súy cho sự lan truyền thử thách này (*).
Phản ứng của Keisuke Aiso
Ngày 3/3/2019, tờ The Sun đã đăng tải bài viết 1 cuộc phỏng vấn với Keisuke Aiso – Nghệ sỹ đã tạo ra tác phẩm điêu khắc này (*). Trong bài phỏng vấn này Aiso nói rằng ông cảm thấy có trách nhiệm đối với những hình ảnh của tác phẩm này. Ông cũng cho biết mình đã ném nó đi sau khi nó bị hỏng.
It was rotten and I threw it away. The children can be reassured Momo is dead – she doesn’t exist and the curse is gone.
Meme và Fanart
Ngày 28/2/2019, The Daily Dot đăng báo cáo rằng người dùng Internet đang biến nhân vật này thành 1 meme tích cực hơn bằng cách chế ảnh cho đỡ kinh dị và thêm những nội dung hài hước (*).
Cùng với đó, rất nhiều những fanart về cô được đăng tải trên Twitter, Instagram hay Deviant Art
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trào lưu thử thách này cũng được nhiều tờ báo đăng bài cảnh báo trong giai đoạn cuối năm 2018, đầu 2019 như Zing (*), Vietnamnet (*), Lao Động (*),… 1 số kênh Youtube cũng đăng tải video khai thác chủ đề này.
#Momo #Momochallenge #Thuthachmomo
- Có Làm Thì Mới Có Ăn, Không Làm Chỉ Có Ăn Đầu B***, Ăn Cứt 37%, 369 votes369 votes 37%369 votes - 37% of all votes
- Ờ Mây Zing!! Gút Chóp Em 19%, 192 votes192 votes 19%192 votes - 19% of all votes
- Cheems 13%, 131 vote131 vote 13%131 vote - 13% of all votes
- Phải Tôi Tôi Đấm Cho Mấy Nhát Rồi 9%, 93 votes93 votes 9%93 votes - 9% of all votes
- Đầu Cắt Moi 7%, 70 votes70 votes 7%70 votes - 7% of all votes
- Tâm Hồn To Và Tròn 6%, 57 votes57 votes 6%57 votes - 6% of all votes
- Người Chơi Hệ X 5%, 53 votes53 votes 5%53 votes - 5% of all votes
- Hả Gì, Ai Biết Đâu 2%, 19 votes19 votes 2%19 votes - 2% of all votes
- Baozhou Manhua Meme - Meme Gấu Trúc Trung Quốc 1%, 14 votes14 votes 1%14 votes - 1% of all votes
- Anh Taxi À, Anh Taxi Ơi 1%, 10 votes10 votes 1%10 votes - 1% of all votes
Leave a Reply